Quy trình thi công liquid hardener có những bước nào? Làm thế nào để có thể thực hiện được một quy trình một cách tốt nhất có thể? Để có thể tìm hiểu được một cách chi tiết nhất hãy cùng theo dõi cùng với Phong Phú Floor của chúng tôi dưới bài viết này nhé.
Liquid hardener là gì?
Là một chất lỏng phụ gia đặc biệt dùng để phủ lên bề mặt sàn bê tông nhằm mục đích tăng cường và mang lại nhiều chức năng bảo vệ như: chống trơn trượt, chống mài mòn, chống bám bẩn…
Sở dĩ hóa chất này được sử dụng rộng rãi là do quy trình thực hiện khá đơn giản mà độ hiệu quả mang lại vô cùng tốt. Nếu như khách hàng đang muốn tìm hiểu về loại hóa chất này hãy xem những ưu điểm dưới đây.
Quy trình thi công liquid hardener
Những ưu điểm của liquid hardener
-Hạn chế những rạn nứt, chống co rút và làm rắn chắc bề mặt sàn bê tông.
-Chống chịu được những tác động từ những vật nặng di chuyển lên bề mặt sàn.
-Chống thấm nước, hóa chất, dầu nhớt khi hoàn thiện.
-Có khả năng thẩm thấu cực kỳ tốt khi thi công.
-Tăng cường độ cứng bề mặt sàn lên đến mức hoàn hảo.
-Làm bóng bề mặt sàn khiến bề mặt sàn có tính thẩm mỹ cao.
-Khó bị phai màu theo thời gian, gia tăng tuổi thọ.
-Thân thiện với môi trường.
-Dễ dàng vệ sinh, bảo trì và bảo dưỡng.
Trên đây là những ưu điểm khiến cho loại hóa chất này được nhiều sự tin tưởng và lựa chọn đến từ khách hàng.
Các bước để thực hiện quy trình thi công liquid hardener
-Bước 1: Thi công bề mặt sàn liquid hardener
+Cung cấp bê tông tươi đến chất lượng đến khu vực cần thiết để chuẩn bị thi công.
+Kiểm tra lại cốt pha sàn trước khi đổ bê tông.
+Sử dụng cào và gạt phẳng bê tông.
+Lấy cao độ theo mức cốt đã định trước bằng máy thủy bình.
-Bước 2: Xoa nền bê tông
+Khi mọi bước trên đã được hoàn thiện, việc của bạn chỉ là chờ cho bề mặt bê tông ráo mặt khoảng 2 – 3 tiếng.
+Sử dụng máy công nghiệp để làm phẳng cho bề mặt sàn bê tông.
+Việc xoa nền sẽ được diễn ra cho tới khi nào bề mặt sàn có được độ láng mịn và phẳng nhất định.
+Sau khi đã hoàn thiện việc xoa nền chúng ta sẽ chờ đợi 3 ngày để cho bề mặt có thể khô hoàn toàn để tiến đến bước tiếp theo đó là thi công thẩm thấu.
-Bước 3: Thi công thẩm thấu:
+Sau khi đã qua 3 ngày, chúng ta sẽ tiến hành thi công lớp phủ thẩm thấu.
+Tùy vào loại hóa chất mà bạn sử dụng sẽ có những định mức sử dụng khác nhau vì vậy khi thực hiện hãy để ý kĩ hướng dẫn sử dụng cũng như là liều lượng của nó.
-Bước 4: Đánh bóng bề mặt
+Khi lớp thẩm thấu đã khô hoàn toàn, sử dụng máy chà sàn công nghiệp để có thể đánh bóng bề mặt sàn.
Thi công thẩm thấu và sử dụng máy chà sàn công nghiệp khiến bề mặt sàn trở nên bóng loáng
Xem thêm: Sơn 2 thành phần cho sắt mạ kẽm
Kết luận
Hy vọng với bài viết này đây sẽ hữu ích cho người cần đến nó. Ngoài ra, nếu như bạn không đủ kinh nghiệm để thực hiện bề mặt sàn này nhưng vẫn muốn làm bề mặt sàn liquid hardener bạn có thể sử dụng đến dịch vụ của Phong Phú Floor của chúng tôi. Tại đây bạn sẽ nhận được nhiều sự hướng dẫn cũng như là tư vấn trước khi bắt đầu sử dụng dịch vụ thi công liquid hardener. Mọi thông tin chi tiết về quy trình thi công liquid hardener xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0932 717 677 để được hỗ trợ thêm.
Nhà máy ThiBiDi KCN Long Đức - Long...
Ngày: 24-08-2023 - 15:31 PM
Nhà Máy Tập Đoàn Kalongda KCN TT H...
Ngày: 24-08-2023 - 15:07 PM
Nhà máy CFT khu công nghiệp Long Đức...
Ngày: 24-08-2023 - 15:20 PM
Tập Đoàn Scavi - Nhà Máy Tứ Hạ...
Ngày: 24-08-2023 - 15:18 PM